Thổ phục linh củ (rễ) cây thổ phục linh là vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ như điển hình là các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, viêm da, vảy nến, giang mai, eczema. Bên cạnh đó còn được sử dụng điều trị bệnh xương khớp.
Vậy cụ thể thổ phục linh chữa bệnh gì?
Thổ phục linh là gì?
Thổ phục linh còn được gọi là củ khúc khắc, cậm cù, linh phạn đoán, dây khum, sơn lỳ lương, hồng thổ linh, kim cang, sơn trư phấn, thổ tỳ giải, mọt hoi đòi, dây chắt, tơ pớt. Có tên khoa học Smilax glabra Roxb thuộc họ kim cang (Smilacaceae).
Thổ phục linh là phần củ cứng, hình trụ dẹt, có các khối dài ngắn không đều nhau. Xung quanh các rễ con và chồi mọc như mấu. Lớp vỏ bên ngoài dược liệu có màu nâu chỗ lõm, chỗ lồi. Có các vân nứt và có củ có vẩy có củ không.
Mang vị thuốc thái lát sẽ thấy có màu trắng hoặc màu nâu đỏ nhạt, hình tròn. Khi sờ vào ta sẽ cảm giác đó là chất bột. Lát cắt dai và khó bẻ gãy, khi bẻ thì sẽ có lớp bột bắn ra. Nhúng dược liệu vào nước sẽ thấy hơi trơn và dính, có vị ngọt không mùi.
Hình ảnh cây thổ phục linh
Phần thân mềm và là loại cây dây leo không có gai, sống nhiều năm. Lá có hình trứng hoặc hình bầu dục, bên dưới cuống có hình trái tim, mọc so le. Lá dài từ 5 đến 11cm, rộng 3 đến 5cm, có màu xanh, mặt trên sáng bóng, mặt dưới có mùa nhạt hơn và hơi trắng nhìn giống như là có lớp phấn phủ bên ngoài.
Cây thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 6 hằng năm. Hoa mọc ngay kẽ lá và kết nối với thân thành một cuống dài, có màu hồng vài hoa xuất hiện thêm chấm đỏ.
Thường kết quả vào tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm. Khi quả mới mọc thì có màu xanh sau này khi chín dần chuyển qua mảu tím đỏ và chín tới sẽ có màu đen, bên trong quả chứa 2 đến 4 hạt hình trứng.
Khu vực phân bố cây thổ phục linh
Cây thổ phục linh phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc là cận nhiệt đới thuộc các khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
- Tại Đông Nam á: Campuchia, Lào, Myanmar, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Philippine.
- Tại châu Á: Thảo dược xuất hiện nhiều ở các nước Ấn Độ, Trung Quốc và Đài Loan.
Ở nước ta, thì cây mọc chủ yếu ở các vùng miền núi, trung du hoặc thung lũng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Điển hình là các tỉnh như Kon Tum, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Nghệ An, Lâm Đồng.
Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế
Bộ phận chính được sử dụng để làm thuốc đó chính là phần thân rễ phát triển mạnh mẽ thành củ.
Dược liệu sống bám trên các lùm bụi và được thu hái quanh năm, thời điểm chứa dược tính tốt nhất là vào mùa hạ.
Sau khi thu hái củ về rửa sạch và cắt bỏ đi các phần rễ con xung quanh và sơ chế theo 3 cách như sau:
- Đem nguyên củ phơi hoặc sấy khô.
- Hoặc có thể ngâm với nước rồi sau đó thái lát phơi khô.
- Có thể ủ 3 ngày 3 đêm rồi thái lát mỏng phơi ngoài nắng to hoặc sấy đến khi dược liệu khô.
Thành phần hóa học
Thổ phục linh chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất bao gồm: nước, protein, gluxit, chất xơ, tro, caroten, vitamin C, tinh bột, sitosterol, tigogenin, chất nhựa, tinh dầu, tanin, smilax saponin,…
Tác dụng
Thổ phục linh dược liệu được sử dụng trong cả Tây y lẫn Đông y. Giúp giải độc gossypol điều trị giang mai, lợi khớp, trị chàm, lở loét.
Bên cạnh đó còn giúp điều gân cốt, khử phong thấp, loại bỏ độc tố do thủy ngân, chữa đau xương, ác sang ung thũng. Ngoài ra còn một số tác dụng khác rất có lợi cho sức khỏe.
Tác dụng của thổ phục linh chữa đau bụng kinh
Sử dụng bài thuốc sau để chữa đau bụng kinh: 30 gram thổ phục linh, thương truật, ích mẫu thảo mỗi vị 15 gram, xuyên khung, tiểu hồi hương, xích thược, đương quy, một dược, ngũ linh chi mỗi vị 10 gram.
Đem tất cả vị thuốc sắc uống trong 3 ngày liên tục trước khi có kinh. Rồi dùng 7 ngày, mỗi ngày 1 thang, sau 7 kỳ bệnh khỏi hẳn.
Tác dụng trị u nang buồng trứng
Chuẩn bị: 190 gram trạch tả, 30 gram thổ phục linh, 30 gram mẫu lệ, xuyên giáp và ngưu tất mỗi thứ 10 gram, hạ khô thảo, hoàng bá, đương quy, hải tảo, đan sâm, hương phụ mỗi thứ 15 gram. Đem tất cả đun sôi với nước, uống mỗi ngày 1 thang, chia ra 2 lần trong ngày.
Thổ phục linh có tác dụng giúp chữa mụn nhọt, lở cấp và mãn tính
Sử dụng các thảo dược sau: thổ phục linh, kim ngân hoa, hạ khô thảo, bồ công anh. Mang tất cả các vị thuốc này rửa thật sạch và sau đó để ráo nước.
Đem đi đun sôi với nước uống và chia ra sử dụng từ 2 đến 3 lần trong ngày.
Tác dụng giúp trị rôm sảy
Sử dụng 30 gram củ dược liệu mang đi rửa sạch và sau đó sắc với nước. Đợi đến khi nước thuốc nguội, dùng khăn thấm nước bôi lên vùng bị rôm sảy.
Mỗi ngày thực hiện từ 3 đến 5 lần, thực hiện liên tiếp 3 đến 5 ngày bệnh tình sẽ khỏi hẳn.
Thổ phục linh trị bệnh gì?
Bên cạnh việc thảo dược trị bệnh gì, thì chúng ta nên lưu ý các bài thuốc, liều lượng phù hợp, chính xác để sử dụng điều trị cho từng loại bệnh một cách hiệu quả.
Thổ phục linh trị bệnh eczema
Chuẩn bị củ thổ phục linh mang đi rửa sạch để đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám vào, sau đó để ráo nước và tán thành bột mịn. Bôi bột lên vùng da bị đau mỗi ngày từ 3 đến 5 lần, thực hiện 5 ngày liên tục như vậy bệnh tình sẽ khỏi hẳn.
Trị bệnh viêm khớp dạng thấp
Chuẩn bị các vị thuốc sau: Ké đầu ngựa 30 gram, thạch cao 20 gram, ngạch mễ 20 gram, hy thiêm 20 gram, thổ phục linh 20 gram, kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi vị 16 gram, liên kiều, hoàng bá, phòng phong, ý dĩ, tri mẫu, tang chi, đan sâm, bạch thược mỗi vị 12 gram, quế chi 8 gram, xương truật 8 gram, cam thảo 6 gram.
Đem tất cả vị thuốc này sắc với nước uống, nếu bệnh có dấu hiệu sưng đỏ nhiều thì cho thêm xích thược.
Trị bệnh giang mai
Dùng 20 gram thổ phục linh, 20 gram kim ngân hoa, cam thảo, uy linh tiên, bạch tiên bì mỗi vị 12 gram. Mang thang thuốc này đun sôi với nước uống.
Hoặc có thể sử dụng bài thuốc thổ phục linh tể như thương nhĩ tử 15 gram, bạch tiên bì 15 gram, thổ phục linh từ 60 đến 120 gram, cam thảo 3 đến 9 gram, mang sắc uống và chia ra sử dụng 3 lần trong ngày.
Trị bệnh vẩy nến
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: hạ khô thảo nam từ 80 đến 120 gram, thổ phục linh từ 40 đến 80 gram.
Đem 2 nguyên liệu trên sắc với 500ml nước đến khi cạn còn 300ml nước thì chia ra uống từ 3 đến 4 lần trong ngày.
Thổ phục linh chữa bệnh gan, xương đau nhức
Sử dụng rễ thổ phục linh 20 gram, cốt toái bổ 10 gram, thiên niên kiện 8 gram, đương quy 8 gram, dây đau xương 8 gram, bạch chỉ 6 gram và đem tất cả nguyên liệu này sắc với nước uống. Hoặc có thể dùng 100 gram thịt lợn hầm nhừ với 50 gram thổ phục linh thái nhỏ và ăn hết trong ngày.
Cách sử dụng thổ phục linh ngâm rượu
Khi ngâm rượu, chủ yếu chúng ta quan tâm đó là chất lượng rượu, mùi vị và hiệu quả điều trị bệnh của loại rượu đó. Sau đây là phương pháp ngâm rượu truyền thống của dân tộc C’tu, loại rượu đặc sản của vùng đất Đông Giang, Quảng Nam.
- Chọn nguyên liệu: Lựa chọn các củ dược liệu có đường kính 2,5 cm trở lên, lựa chọn các củ không bị non, đảm bảo dược chất.
- Chọn loại rượu: Nên chọn các loại nguyên chất có nồng độ từ 38 đến 45 độ, tùy theo sở thích, vùng miền mà lựa chọn các nồng độ khác nhau, không được chọn các loại rượu quá 45 độ.
- Chọn bình ngâm rượu: Sử dụng các bình thủy tinh hoặc làm từ sành, sứ vì sử dụng được lâu dài mà không gây ra các phản ứng hóa học nào khác, bên cạnh đó đảm bảo được tính chất và mùi vị của rượu 100%. Nếu không đủ điều kiện, thì sử dụng loại bình nhựa của hãng Song Long hoặc Duy Tân, là 2 hãng nhựa nổi tiếng nhất nước ta đảm bảo được chất lượng.
- Có thể để nguyên củ hoặc thái lát rửa sạch, để khô ráo và cho vào bình.
- Đổ rượu ngập mặt thảo dược tỉ lệ 1kg thảo dược với 5 lít rượu.
- Có thể thêm quả la hán, mật ong, chuối hột rừng để giảm vị chát. Sau 3 tháng là có thể dùng được.
Lưu ý khi dùng thổ phục linh
Bên cạnh các tác dụng điều trị bệnh hiệu quả thì nên lưu ý những chi tiết sau tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra:
- Thảo dược không có tác dụng phụ nhưng nếu sử dụng với liều lượng quá lớn sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa.
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên sử dụng vị thuốc này.
- Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc trước khi sử dụng. Bởi vì chưa có tài liệu nào nói về tác dụng đối với bà bầu.
- Không tự ý kết hợp với các dược liệu khác ngoài bài thuốc đã chỉ định.
- Tùy vào cơ địa mỗi người sẽ có thời gian đem lại hiệu quả khác nhau, cần phải kiên trì sửu dụng lâu dài để thấy hiệu quả.