Hồng hoa là một loại vị thuốc đã xuất hiện rất lâu trong các bài thuốc về khí quyết. Dược liệu có tác dụng điều trị đau bụng kinh, đau do ứ huyết, cấm khẩu, đau bụng sau sanh, viêm buồng trứng, viêm dạ dày. Cùng caythuoc.vn tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn tất tần tật về hồng hoa.
Cây hồng hoa là gì?
Hồng hoa là loại thuốc quý được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như đỗ hồng hoa, kết hồng hoa, hồng lam hoa, tạng hồng hoa, mạt trích hoa, Tây Tạng hồng hoa, hoàng lan hoa, dương hồng hoa,… Có tên khoa học là Carhamus tinctorius L thuộc họ Asteraceae (họ Cúc).
Mô tả cây hồng hoa
Hồng hoa là cây thân thảo cao từ 0,6m đến 1m hoặc hơn. Thân nhẫn, đứng có vạch dọc, phân thành nhiều cành. Lá mọc le và không có cuống. Đầu lá nhọn như gai, mép lá có nhiều răng cưa nhọn.
Lá có mặt trơn, màu xanh sẫm, gân chính giữa lá lồi cao lên. Hoa mọc thành cụm và thường mọc ở ngọn và chót cành, hoa có ống dài hình tên. Kết quả vào dưới ống, quả hình trứng có 4 cạnh lồi. Mùa hoa xuất hiện vào dịp hè từ tháng 6 đến tháng 8, mùa quả từ tháng 8 đến tháng 9.
Thu hái và chế biến hồng hoa
Bộ phận dùng chính đó chính là hoa. Vào mùa hè là thời điểm thu hoạch thích hợp, những bông hoa chuyển từ vàng sang đỏ, không sử dụng những bông đã rụng. Khi hoa vàng thì không nên vội lấy mà chờ hoa chuyển qua sang màu đỏ tươi.
Chế biến: Khi thu hái xong, đem phơi và để ở những nơi có ánh nắng, thông thoáng, có nhiều gió. Nên phơi ở những nơi bóng râm, nếu phơi trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt sẽ làm cho hoa bị đổi màu. Trước khi phơi thì lược bỏ đài hoa, chỉ sử dụng cánh hoa để phơi.
Đặc điểm nhận biết hồng hoa Tây Tạng
Hồng hoa Tây Tạng (Tạng hồng hoa) có cánh hoa nhỏ dài từ 5-7cm, hình ống, có màu đỏ tươi, rực rỡ, khác với nhụy hoa nghệ tây màu đỏ hồng (hoặc đỏ sẫm).
Lấy một vài cánh bỏ vào nước ấm, thấy cánh hoa vẫn giữ nguyên màu sắc, đem đi phơi khô nhiều lần không bay màu đích thị là loại tốt. Loại nhuộm màu sẽ dễ mất màu ngay lần đầu cho vào nước.
Khu vực phân bố cây hồng hoa
Ở nước ta, hồng hoa được trồng nhiều nhất là ở tỉnh Hà Giang. Và hiện nay đang được nhân giống rộng rãi thêm qua các tỉnh khác để phát triển thêm. Tuy nhiên, tập trung phổ biến nhất là các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Hồng hoa thường được dùng để trồng vào mùa xuân.
Thành phần hóa học vị thuốc hồng hoa
Hồng hoa chứa rất nhiều thành phần hóa học quan trọng như: benzene, verbenone, ethyl acetate, decanal, nonanal, 2-hexanol, 3-hexanol, 2-hexenal,….
Ngoài ra phần hoa có 2 màu chính đó là màu vàng và đỏ. Màu đỏ chính là carthain và không tan trong nước có hàm lượng 0,3 đến 0,6%. Màu vàng thì tan trong nước.
Dầu của hồng hoa giàu glycerid của các axit béo không trung hòa chứa hàm lượng lên đến 90%. Hạt của hồng hoa chứa 12 đến 15% protein và 20 đến 30% dầu.
Tác dụng
Hồng hoa có nhiều tác dụng hay như sinh huyết mới, phá ứ huyết, thai chết trong bụng, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư,… Đây là loại thảo dược thần kỳ dành cho chị em phụ nữ, đi kèm với những tác dụng hữu ích là các bài thuốc đặc trị hiệu quả.
Tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt
Bài thuốc 1: sử dụng 10 gram hồng hoa dược liệu rửa sạch. Cho vào nồi và thực hiện sắc thuốc cùng với 200 ml rượu. Chia ra uống 3 lần trong 1 ngày.
Bài thuốc 2: dùng 5 gram hồng hoa, 10 gram xuyên khung, 10 gram hương phụ, 10 gram diên hồ sách, 10 gram đương qui rửa sạch với nước muối. Sắc tất cả với 500 mL nước lọc. Uống 3 lần trong 1 ngày.
Tác dụng chữa sưng tấy do chấn thương ngoại khoa
Bài thuốc 1: 10 gram hồng hoa, 10 gram đào nhân, 10 gram sài hồ, 10 gram đương qui, 8 gram đại hoàng. Rửa sạch và cho vào nồi, thêm rượu và nước mỗi thứ một nửa. Sắc lấy nước uống, uống 1 thang 1 ngày
Bài thuốc 2: sử dụng 120 gram hồng hoa, 120 gram đương qui, 240 gram chi tử, 120 gram đào nhân rửa sạch với nước muối và phơi héo dưới bóng râm sau đó tán thành bột mịn. Khi sử dụng lấy lượng bột vừa đủ trộn đều với giấm và đun nóng sau đó đắp lên chỗ sưng đau.
Tác dụng của hồng hoa điều trị bệnh mạch vành
Dùng 50% dịch chiết xuất từ hồng hoa hòa vào dung dịch glucoz, thực hiện chích bắp hoặc nhỏ giọt dược liệu.
Tác dụng chữa loét hành tá tràng
Dùng 60 gram hồng hoa, 12 quả đại táo rửa sạch. Đun sôi cả hai nguyên liệu với 300 mL nước. Khi lượng nước trong nồi còn một nửa thì lọc lấy nước. Thêm 60 gram mật ong vào khuấy đều và sử dụng 1 lần / 1 ngày.
Hồng hoa có tác dụng giảm đau
Rửa sạch dược liệu với nước muối. Sau đó cho vào cối giã nát, chắt lất nước cốt, uống liên tục 3 lần.
Tác dụng giúp chữa thối tai, cháy nước vàng
Dùng 13 gram hồng hoa, 18 gram bạch phèn (phèn chi) khô tán thành bột mịn. Sau khi chấm mủ cho sạch, cho bột vào lỗ tai. Không có hồng hoa tươi thì có thể sử dụng cành hoặc lá của nó.
Tác dụng giúp trị cổ họng sưng tắc nghẹt
Đem hồng hoa rửa sạch và thực hiện cho vào cối giã nát. Lấy nước cốt uống 1 đến 2 lần trong ngày. Sử dụng 2 đến 3 ngày bệnh tình sẽ thuyên giảm ngay.
Hồng hoa chữa trong ngực buồn bực, huyền vực sau khi sinh
Sử dụng lượng dược liệu phơi khô, tán bột, sắc thuốc với rượu để uống. Trong trường hợp bị cấm khẩu, thì cậy răng và cho thuốc vào miệng thêm một ít đồng tiện.
Hồng hoa có tác dụng giúp chữa nghẹn không ăn được
Hái thứ đầu hồng hoa tẩm với rượu và giấm sấy khô. Huyết kiệt tán thành bột, mang thuốc bột trộn với giấm rượu. Sau đó mang đi chưng cách thủy và nuốt dần khi đang còn nóng.
Hồng hoa có tác dụng chữa thai chết lưu trong bụng mẹ
Rửa sạch dược liệu với nước muối, cho dược liệu vào nồi và sắc thuốc cùng với ít đồng tiện. Sử dụng 1 thang / 1 ngày.
Công dụng giúp trị đau bụng kinh
Sử dụng 3 đến 4 lượng bao gồm hồng hoa, ngưu tất, đương quy, sinh địa, ích mẫu, xuyên khung, xích thược, diên hồ sách. Rửa sạch các nguyên liệu và cho vào nồi sắc với 2 tô rưỡi nước. Chắt lấy phần nước và uống 3 lần trong 1 ngày.
Công dụng điều trị thối tai
Nguyên liệu: 5 gram hồng hoa, 5 gram bạc hà và nước cốt của lá kim ty hà diệp. Cho thêm ít phèn chua, tán thành bột nhỏ và thổi vào tai.
Công dụng của hồng hoa phòng chống bệnh ban sởi, sởi khó mọc ra.
Phòng chống bệnh ban sởi: Nhai hoặc nuốt 3 đến 5 hạt hồng hoa, uống thêm nước vào.
Bài thuốc đặc trị: nguyên liệu 1 chỉ rưỡi hồng hoa, 1 chỉ rưỡi hoàng liên, 2 chỉ từ hảo, 2 chỉ đương quy, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ liên kiều, 3 chỉ ngựa bàng tử, 3 chỉ cát căn, 8 phân cam thảo. Đem tất cả cho vào nồi sắc với 1 lít nước. Sử dụng 1 thang trong 1 ngày.
Công dụng điều trị thống kinh
Dùng 1 chỉ rưỡi dược liệu, 1 chỉ xuyên khung, 3 chỉ đương qui, 3 chỉ diên hồ sách, 3 chỉ hương phụ. Cho tất cả vào nồi và sắc lấy nước uống trước khi có kinh.
Lưu ý khi sử dụng hồng hoa
Để đảm bảo cho việc sử dụng hồng hoa hiệu quả và không dẫn tới những tác dụng phụ nghiêm trọng cần lưu ý những điều sau đây:
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ có kinh nguyệt ra nhiều tuyệt đối không nên sử dụng.
- Sử dụng với một liều lượng nhỏ phù hợp, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra phá huyết rất nguy hiểm.
- Xạ hương và trầm hương kỵ với hồng hoa, nên cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý trước khi kết hợp.
- Để trị ứ huyết đau bụng, giải độc, tiêu tan sưng tấy thì khi sử dụng pha thêm với 1 chút đồng tiện.