Đau nhức xương khớp là căn bệnh không chỉ thường gặp ở người cao tuổi, trung niên mà ngày nay những trẻ tuổi, lao động nặng đều mắc phải chứng bệnh này. Vậy đau nhức xương khớp là gì ? Nguyên nhân và cách chữa trị chứng bệnh này như thế nào ?
ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP LÀ BỆNH GÌ ?
Đau nhức xương khớp chỉ là thuật ngữ để miêu tả những triệu chứng tê mỏi và đau nhức các khớp xương trên cơ thể chúng ta. Tình trạng này xay ra do các đốt sống, sụn khớp bị tổn thương, thoái hóa,.… khiến đầu xương tỳ lên nhau, từ đó đĩa đệm mất dần đi tính đàn hồi.
Bệnh đau nhức xương khớp thường chỉ xuất hiện ở những người trên 40 tuổi trở lên. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng phát triển hiện đại thì chứng bệnh này xuất hiện ở cả những người trẻ tuổi, với số lượng ngày càng tăng cao. Phần lớn nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới.
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Đau nhức xương khớp là căn bệnh gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên chứng bệnh này.
Đau nhức xương khớp do viêm khớp
Viêm khớp là nguyên nhân chính gây đau nhức xương khớp phổ biến nhất. Có 2 dạng chính đó là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp (RA)
Theo các chuyên gia Hội thấp khớp học Việt Nam, đau nhức xương khớp do viêm khớp là sự phá vỡ các sụn khớp.
Các nguyên nhân khác
Ngoài viêm khớp, đau nhức xương khớp có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau:
– Lười vận động: không luyện tập thể dục – thể thao, ngủ nhiều, nhân viên văn phòng, tài xế hay công nhân may đều là những đối tượng có nguy cơ mắc chứng đau nhức xương khớp do làm việc ngồi một chỗ, ít di chuyển, lười vận động.
– Chấn thương: những chấn thương có thể xảy ra do tập luyện thể dục thể thao, do tai nạn, va chạm,… là những nguyên nhân gây tổn thương các sụn khớp và các phần mềm xung quanh
– Thời tiết thay đổi: khi có gió mùa về, nhiệt độ tăng bất thường cũng là nguyên nhân khách quan gây nên chứng đau khớp
– Tuổi tác: càng lớn tuổi, các xương khớp của chúng ta càng lão hóa dần. Chính vì vậy mà tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức.
– Rối loạn giấc ngủ: khi bị mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức khi tỉnh dậy
– Béo phì, thừa cân: khiến cột sống và các khớp xương tay và chân phải chịu sức ép lớn vì thế nên hay bị đau.
ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP THƯỜNG XUẤT HIỆN Ở VỊ TRÍ NÀO
Đau nhức xương khớp là bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Đau nhức toàn thân có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể chúng ta như:
Vùng cổ
Cổ được xem là vị trí đau nhức xương khớp điển hình. Những cơn đau ở cổ có thể đau âm ỉ đến dữ dội và co cứng lan sang các vị trí khác như vai, gáy và thái dương,…
Khi vùng cổ bị đau thường kèm theo những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, khi xoay cổ nghe tiếng rắc rắc.
Vùng vai gáy
Khi bị đau ở vị trí này là cảm giác vô cùng khó chịu. Đau vùng vai gáy là cơn đau gây ra bởi sự rối loạn các cơ thần kinh. Khi vùng này bị đau nhức và co cứng, đặc biệt vào mỗi buổi sáng khi người bệnh thức dậy sẽ cảm thấy choáng váng khi bước đi.
Các vị trí đau nhức khác trên cơ thể
Ngoài những vùng phổ biến nêu trên, thì cơ bắp tay, cổ tay, cánh tay, lưng, bắp đùi chân và cổ chân,… cũng là những vùng có thể gây ra đau nhức xương khớp.
ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH GÌ
Khi những cơn đau khớp xuất hiện thường xuyên, đó là dấu hiệu báo động những căn bệnh tiềm ẩn, thậm chí gây bại liệt toàn thân mà bạn không thể lường trước được.
Thoái hóa khớp
Căn bệnh này gây ra bởi các sụn gối và xương dưới sụn bị tổn thương, sinh ra các phản ứng sưng, viêm và giảm dịch khớp gối. Khi khớp bị thoái hoa thì các lớp sụn khớp bị hư hỏng và trục xương cong vào trong. Khi ấy, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng khi sụn khớp bị bào mòn và không thể che phủ đầu xương, xảy ra tình trạng ma sát giữa xương đùi và xương chày.
Cơn đau của bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng lên mỗi ngày khi người bệnh hoạt động nhiều, thời tiết thay đổi. Khi sụn và khớp thoái hoa sẽ làm hạn chế vận động, gây nguy cơ tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp sẽ gây đau nhức nhiều khớp xương. Khiến cho bệnh nhân đi lại, vận động, sinh hoạt rất khó khăn, nếu không điều trị sớm sẽ dễ mất khả năng lao động thậm chi là tàn phế.
Bệnh gout
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Cơn đau gây ra bởi gout sẽ khiến người bệnh không chịu đựng nổi, kèm theo nhức đầu, mệt mỏi và sốt cao. Bệnh gout thường xuất hiện ở các khớp ngón tay, cổ chân, gối và khớp bàn tay.
Khi bệnh gout chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khối u mọc lên quang khớp, vành tai, dưới da, thậm chí các khớp bị biến dạng vĩnh viễn.
Loãng xương
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở người già, là căn bệnh đau từ trong xương, khiến xương yếu dần và dễ gãy. Loãng xương làm giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau 2 bên mạn sườn và đau vùng thắt lưng, co cứng các cơ cột sống khi chuyển tư thế.
Lao xương khớp
Lao xương khớp thường xảy ra ở các khớp hang, cột sống và khớp gối. Bệnh này do vi trùng lao gây nên. Những người bị béo phì hoặc thừa cân thường hay mắc phải khi các khớp xương phải chịu tác động mạnh.
CÁC TRIỆU CHỨNG ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Bệnh viện Đại Học Y dược TP.HCM) cho biết đau nhức xương khớp toàn thân thường có những triệu chứng sau đây:
– Những cơn đau khớp kéo dài từ 3 ngày trở lên
– Bị sưng đỏ, mềm hoặc nóng khi chạm vào khu vực xung quanh các khớp
– Bị sốt, đau đầu, chóng mặt nhưng không có dấu hiệu của bệnh cúm.
– Đau nhức xương khớp vào ban đêm
– Đau nhức xương khớp tê bì chân tay
– Đau nhức xương khớp khi thay đổi thời tiết
– Đau nhức xương khớp sau khi uống rượu.
Phải đi bệnh viện ngay nếu có những trường hợp sau đây:
– Chấn thương nghiêm trọng khi hoạt động thể thao, va chạm giao thông
– Các khớp bị biến dạng
– Các khớp sưng đỏ đột ngột
– Không hoạt động được
– Đau xương khớp nghiêm trọng
ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP NÊN ĂN GÌ VÀ KIÊNG ĂN GÌ
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng, một chế độ ăn uống bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ rất tốt đối với các bệnh nhân đau nhức xương khớp.
Người bị đau nhức xương khớp nên ăn các loại động vật giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc, sò biển,… bên cạnh có nên ăn nhiều loại rau củ có chứa nhiều canxi và các dưỡng chất thiết yếu bổ sung cho xương như cải bó xôi, các loại đậu, nấm, và ăn nhiều trái cây.
Bên cạnh đó, bác sĩ Vưỡng khuyến cáo rằng không nên ăn các loại thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và các thức uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy,…
CÁCH CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP TOÀN THÂN
Trong dân gian, có rất nhiều cách chữa đau nhức xương khớp như chữa bằng thuốc Nam, vật lý trị liệu,… Chúng ta, cùng nhau tìm hiểu những cách chữa bệnh xương khớp này nhé !
Điều trị đau nhức xương khớp bằng vật lý trị liệu
– Xoa bóp, bấm nguyệt: Đây là phương pháp phổ biến của mọi người mỗi khi bị đau nhức. Bấm nguyệt để kích thích các huyệt đạo quan trọng có tác dụng giúp giảm đau nhức vô cùng hiệu quả
– Đốt laser: Sử dụng nhiệt nóng tác động trực tiếp lên vùng khớp bị tổn thương giúp các đau giảm nhanh chóng
– Chữa đau nhức xương khớp bằng song cao tần: khi sử dụng sống radio cao tần có thể đi sâu vào vùng tổn thương tại xương khớp để kháng viêm và giảm đau.
Chữa đau nhức xương khớp bằng Đông Y
Từ ngày xưa, khi y học hiện đại chưa phát triển như bây giờ, người dân thường chữa bệnh bằng những cây thuốc Nam. Nó được điều chế từ các thầy thuốc Đông Y giỏi.
Theo y học cổ truyền, đau nhức xương khớp là do cơ thể suy yếu nên tà khí thâm nhập vào xương, sụn khớp, cản trở sự lưu thông khí huyết nên gây ra các cơn đau nhức và thoái hóa. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y trị đau nhức hiệu quả:
Bài thuốc từ cây xấu hổ
Dùng rễ cây xấu hổ rửa sạch, thái mỏng rồi ngâm với rượu trắng, sau đó sao thơm. Dùng khoảng 20g rễ sắc với 400ml đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống trong ngày và duy trì liên tục trong vòng 7 – 10 ngày.
Bài thuốc từ cây cỏ xước
Sử dụng 15g rễ cỏ xước sắc nước uống mỗi ngày có tác dụng chống viêm và giảm đau rất hiệu quả. Duy trì liên tục đến khi bệnh thuyên giảm
Bài thuốc từ cây lá lốt
Chỉ cần dùng 10g lá lốt khô hoặc 20g lá tươi sắc uống hàng ngày giúp giảm đau nhức xương khớp, đầu gối sưng, tê bì chân tay.
Bài thuốc từ cây ngải cứu
Ngải cứu có tác dụng hoạt huyết và kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Vì thế, hãy dùng ngải cứu rang vớ muối hột đến khi nóng thì cho vào tấm vải mỏng và sạch rồi chườm lên những vùng bị đau nhức.
Ngâm rượu gừng chữa đau xương khớp hiệu quả
Dùng 1kg gừng và nửa lít rượu nếp 40 độ. Gừng rửa sạch, loại bỏ tạp chất. Sau đó, thái lát, rồi xếp vào bình cho rượu vào ngập gừng và đậy nắp kín, hạ thổ khoảng 1 tuần là có thể sử dụng. Dùng nước rượu và gừng đắp lên vùng bị sưng đau, ngày đắp 2 – 3 lần
Chữa đau xương khớp bằng muối
Rang muối hột trên chảo nóng, đến muối ngải sang vàng, cho vào túi vải sạch và chườm lên vùng bị đau nhức. Cách này giúp bạn giảm đau nhanh chóng và hiệu quả