Tác dụng của hạt (trái) thảo quả là gì? Nó ngoài còn là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền mà còn là gia vị trong thực phẩm.
Thảo quả vừa là cây thuốc quý trong Đông Y vừa được sử dụng làm một gia vị thực phẩm bổ dưỡng trong các món ăn. Với vô số thành phần dưỡng chất có trong thảo quả sẽ mang lại nguồn sức khỏe dồi dào và trị được cả bệnh. Vậy thảo quả là gì? Với nhiều dưỡng chất như vậy, thảo quả có tác dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.
Thảo quả là gì?
Thảo quả tương tự như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Chiều cao của cây thảo quả có thể lên 2 đến 3m. Đường kính thân cây trung bình là 4cm. Quả mọc thành từng chùm màu đỏ hoặc màu mận chín ở gốc. Trong mỗi quả đều có trên 20 hạt thảo quả. Hạt thảo quả có mùi thơm dễ chịu, vì nó có chứa 1,5% tinh dầu. Hoa thảo quả nở vào dịp hè từ tháng 5 đến tháng , và kết quả vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12.
Thảo quả tiếng anh là gì?
Thảo quả có tên tiếng anh là Black Cardamom, còn có tên khoa họa là Amomum tsaoko Crevost et Lem thuộc họ Gừng ( Zingiberaceae ).
Giá trị dinh dưỡng
Thảo quả chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất thiết yếu giúp bổ sung, bồi bổ sức khỏe cho cơ thể. Bên cạnh đó còn dùng trong Đông Y để làm thuốc chữa bệnh. Thành phần hóa học chính có trong thảo quả đó chính là 1,5% tinh dầu. Ngoài ra còn có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất phong phú chẳng hạn như: protein, thiamin, carbohydrate, riboflavin, các khoáng chất như canxi, sắt, đồng, magie, mangan, kẽm, chất xơ và các loại vitamin như vitamin C, niacin, pyridoxine …
Khu vực phân bố
Thảo quả mọc hoang hoặc là được trồng ở những nơi có vùng núi cao hơn 1000m, được trồng dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn, khí hậu mát lạnh.
Ở Việt Nam được trồng ở các vùng gần dãy núi Hoàng Liên Sơn và Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái và các vùng Tây Bắc … Nơi có số lượng thảo quả lớn nhất đó là huyện Bát Xát ( Lào Cai ).
Thảo quả còn được trồng ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc.
Thảo quả có tác dụng gì?
Bên cạnh việc dùng thảo quả làm gia vị trong món ăn đời sống hàng ngày, thảo quả còn được dùng để làm thuốc, trị được rất nhiều bệnh bởi các thành phần dưỡng chất và tinh dầu có trong nó.
Tác dụng chữa sốt rét
Sử dụng: 8 gram thảo quả nhân, 12 gram sinh khương, 12 gram phụ tử chế, 3 quả đại táo, đem tất cả sắc lấy nước uống hàng ngày.
Tác dụng điều trị đau dạ dày
Nguyên liệu: 6 gram thảo quả nướng chín, 10 gram hậu phác, 10 gram hoắc hương, 6 gram bán hạ, 6 gram thanh bì, 6 gram cao lương khương, 6 gram thần khúc, 4 gram cam thảo, 4 gram đinh hương, 10 gram đại táo, 10 gram sinh khương. Sắc với nước uống hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang, uống từ 3 đến 5 ngày.
Công dụng của thảo quả hỗ trợ trị tiêu chảy
5 gram thảo quả, 3 gram gừng tươi, sắc lấy nước bỏ bã. Cho thêm 30 gram gạo tẻ vào nước sắc thuốc ở trên nấu thành cháo, ngày ăn 2 lần ăn vào lúc đói, sử dụng 2 đến 3 ngày.
Tác dụng của thảo quả chữa hôi miệng
Đem thảo quả đi đập dập, ngậm và nuốt dần.
Tác dụng điều trị suy nhược cơ thể, kén ăn, khó tiêu
Lấy 1 con gà trống cỡ 1kg, làm sạch, chặt thành từng miếng. Đem 6 gram thảo quả, 6 gram giềng, 3 gram trần bì, 3 gram hồ tiêu cho vào túi vải, cho gà vào túi bỏ trong nồi nước, hầm nhừ. Ăn 2 đến 3 lần trong ngày, 1 tuần ăn từ 2 đến 3 lần.
Công dụng chữa đầy bụng, trướng bụng
Sử dụng 6 gram thảo quả, 12 gram hậu phác, 12 gram trần bì, 12 gram thương truật, 12 gram sinh hương, 4 gram cam thảo, 3 quả đại táo. Sắc lấy nước và uống hết trong ngày. Uống liên tục trong vòng 3 đến 4 ngày
Thảo quả dùng làm gì?
Thảo quả giúp giảm lượng caffeine trong cơ thể. Trong dân gian, thảo quả được dùng để giảm bớt đau bụng ở trẻ em, làm giảm đau dây thần kinh và giảm đi các chứng đau họng, điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do dị ứng như cảm lạnh, ho, viêm phế quản và hen suyễn. Chỉ có hạt thảo quả mới có công dụng điều trị bệnh.
Ngoài ra thảo quả còn được dùng làm một loại gia vị trong việc chế biến món ăn hàng ngày của chúng ta. Thảo quả ngọt và có mùi thơm để được các bà nội trợ rất ưa thích. Được ví như “ nữ hoàng “ của các loại gia vị, nó được nêm nếm món ăn giống như hạt tiêu. Khi uống trà hoặc uống cà phê thì thảo quả cũng được thêm vô để dậy mùi thơm ngon và có hương vị độc đáo.
Ăn thảo quả mỗi ngày giúp cho hệ tim mách và máu rất tốt. Ngoài ra còn làm cân bằng huyết áp và phòng chống các bệnh ung thư.
Sử dụng thảo quả trong nấu ăn
Thảo quả được sử dụng rộng rãi để làm gia vị nấu ăn ai cũng biết. Và sau đây là một vài món ăn phổ biến có gia vị thảo quả:
Chân gà luộc thảo quả
Chuẩn bị các nguyên liệu sau: chân gà, gừng, sả, nghệ, thảo quả thuốc bắc, đường, sữa đặc, trái quất, ớt, dưa chuột, rau mùi tàu, húng ta.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: chân gà bóp muối, bóp rượu, xát gừng, rửa sạch.
- Bước 2: Đổ nước vừa đủ bề mặt , thêm gừng, nghệ, sả đập dập , 1 thìa gia vị , thảo quả thuốc bắc vào đảo đều, ngâm nửa tiếng.
- Bước 3: Luộc chân gà, khi nước sôi đảo đều rồi tắt bếp, đậy vung, ngâm 5 phút.
- Bước 4: Vớt chân ra để ráo nước, sau đó vớt ra để ráo nước, bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 45 phút đến 1 tiếng để chân gà săn lại.
- Bước 5: Pha nước chấm bằng các gia vị sau 4 thìa đường, 5 thìa sữa tươi, 2 thìa bột canh, 2 thìa thuốc bắc loãng, 5 quả ớt, 5 quả quất. Cho tất cả các nguyên liệu đánh đều hỗn hợp đến khi sệt lại rồi cắt ớt và quất vào sau cùng.
Thảo quả nấu phở
Nguyên liệu: 300 gram gầu bò hoặc nạm thịt bò, 500 gram xương ống bò, 500 gram bánh phở, thảo quả, cây quế, hoa hồi, gừng, hành tím, ngò gai, rau om, húng quế, giá, hành lá, hành tây, 1 gói gia vị nấu phở.
Cách làm:
- Bước 1: Xương ống với thịt bò luộc sơ với muối rồi rửa lại sạch sẽ, để ráo.
- Bước 2: Nấu 2 lít nước, đổ ½ gói gia vị vào. Lấy chảo rang gia vị cho thơm. 2 củ hành tím, 1 nhánh gừng đập dập nướng chín. Sau đó cho tất cả vào giỏ lưới bỏ vào nồi nước lèo, có thể thêm 1 củ tỏi nướng để nồi nước lèo thêm thơm ngon.
- Bước 3: Cho muỗng canh dầu vào nồi, gia vị đã rang, hành gừng đã nướng xào cho thơm. Thêm 2 muỗng canh đường phèn, 1 muỗng muối, 3 muỗng hạt nêm. Xong đổ 2 lít nước vào nấu.
- Bước 4: Cho xương ống và thịt bò vào nấu sôi, hớt sạch bọt rồi cho vào nồi ủ 4 tiếng nếu nấu gầu bò, 6 tiếng nếu nấu nạm. Vớt ra thái mỏng.
- Bước 5: Rau rửa sạch, giá trụng nước sôi, hành lá thái nhuyễn, hành tây thái mỏng.
- Bước 6: Như vậy đã hoàn thành xong. Khi ăn trụng phở và cọng hành cho nóng sau đó xếp thịt lên. Tiếp đó cho hành tây, hành lá vào sau đó chan nước lèo, rắc thêm miếng tiêu xay cho dậy thêm mùi thơm rồi ăn ngay thôi.
Lưu ý khi dùng thảo quả
Phụ nữ có thai và đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng.
Không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây ra đau bụng và những cơn đau co thắt sẽ ập đến